Trái phiếu - Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Châu Á Thái Bình Dương

Miễn phí giao dịch trọn đời

lãi suất margin
TỪ 10.6%/năm

TRÁI PHIẾU LÀ GÌ?

Là một loại chứng khoán chứng nhận nghĩa vụ nợ của nhà phát hành (người vay tiền) phải trả cho người sở hữu trái phiếu (người cho vay) một khoản tiền cụ thể, trong một thời gian xác định.

Có khoản lợi tức theo quy định.

Nhà phát hành phải hoàn trả khoản vay ban đầu khi trái phiếu đến ngày đáo hạn.

Nhà phát hành có thể là doanh nghiệp, tổ chức chính quyền hay kho bạc nhà nước.

ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÁI PHIẾU LÀ GÌ?

Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành.

Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các chủ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các cổ đông.

Người sở hữu trái phiếu sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc sử dụng vốn vay của công ty phát hành.

Với những đặc điểm trên thì trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng.

PHÂN LOẠI TRÁI PHIẾU

Phân loại theo chủ thể phát hành

  • Trái phiếu chính phủ: Chính phủ phát hành trái phiếu để đáp ứng được nhu cầu chi tiêu, huy động số tiền nhàn rỗi trong dân và các tổ chức kinh tế – xã hội. Trái phiếu của Chính phủ được xem là có uy tín và ít rủi ro nhất trên thị trường.
  • Trái phiếu doanh nghiệp: trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại và vô cùng đa dạng.
  • Trái phiếu của ngân hàng và của các tổ chức tín dụng: các tổ chức tài chính, ngân hàng phát hành trái phiếu nhằm tăng thêm vốn để hoạt động.

Phân loại theo lợi tức trái phiếu

  • Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại trái phiếu mà lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
  • Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): là loại trái phiếu mà lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo một lãi suất có sự biến đổi theo một lãi suất tham chiếu.
  • Trái phiếu có lãi suất bằng không: là loại trái phiếu mà người mua không nhận được lãi, nhưng được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.

Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán

  • Trái phiếu bảo đảm: là loại trái phiếu mà công ty phát hành dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Khi công ty phát hành mất khả năng thanh toán, thì trái chủ có quyền thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền công ty phát hành còn nợ.
  • Trái phiếu không bảo đảm: là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật bảo đảm mà chỉ bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.

Phân loại theo hình thức trái phiếu

  • Trái phiếu vô danh: là loại trái phiếu không ghi tên của người mua và trong sổ sách của công ty phát hành. Trái chủ là người được hưởng quyền lợi.
  • Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu có ghi tên của người mua và trong sổ sách của công ty phát hành.

Phân loại theo tính chất trái phiếu

  • Trái phiếu có thể chuyển đổi: là loại trái phiếu của công ty cổ phần mà trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó. Việc này được quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.
  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: là loại trái phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của công ty.
  • Trái phiếu có thể mua lại: là loại trái phiếu cho phép công ty phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

 PHÂN BIỆT TRÁI PHIẾU VÀ CỔ PHIẾU

Trái phiếuCổ phiếu

– Là chứng chỉ ghi nhận nợ, người sở hữu là chủ nợ

–  Không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty

– Có thời hạn nhất định

– Có thể được rút trước kỳ hạn

– Thường ít rủi ro, rủi ro phụ thuộc vào độ an toàn của doanh nghiệp

– Do các doanh nghiệp và chính phủ phát hành

– Có thể chuyển đổi thành cổ phiếu

– Là chứng chỉ góp vốn, người sở hữu là cổ đông

– Được quyền tham gia vào hoạt động của công ty

– Không có thời hạn, gắn liền với sự tồn tại của công ty

– Không được rút vốn trực tiếp

– Độ rủi ro cao

– Do các doanh nghiệp cổ phần phát hành

– Không có tính chuyển đổi thành cổ phiếu

 

CÓ NÊN ĐẦU TƯ VÀO TRÁI PHIẾU KHÔNG?

Nhìn chung đầu tư trái phiếu khá an toàn và có thể tạo lãi suất ổn định, nhưng đôi khi cũng đem lại những rủi ro cho nhà đầu tư. Đầu tư trái phiếu sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi nhà đầu tư nắm được những kiến thức cơ bản về trái phiếu, tìm được những doanh nghiệp uy tín và có thể lường trước được những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần có một số lưu ý để có thể hạn chế rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận thu về.

  • Trước khi đầu tư, cần chọn thời điểm để mua trái phiếu: Là thời điểm thị trường chứng khoán đã kết thúc chu kỳ bùng nổ , thị trường suy thoái thì hầu hết nhà đầu tư lựa chọn đầu tư trái phiếu bởi rủi ro thấp.
  • Tình hình doanh nghiệp phát hành trái phiếu: Dựa vào báo cáo tài chính, vị thế của doanh nghiệp trong ngành, mức độ tín nhiệm của công ty và Ban quản trị.
  • Xem xét giữa rủi ro và lãi suất: Một doanh nghiệp đưa ra mức lãi suất trái phiếu cao, có thể do kết quả kinh doanh tốt nhưng cũng có thể là “cái bẫy” của những doanh nghiệp yếu kém để thu hút nhà đầu tư.
  • Cân nhắc thời hạn của trái phiếu với kế hoạch tài chính của nhà đầu tư